Đặc điểm hình thái:
Cây bằng lăng là loại cây gỗ lớn, cao đến 15m, phân cành cao, thẳng, tán dày, trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.. Lá bằng lăng hình bầu dục hay hình giáo dài, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, dài 10 – 25cm, rộng 5 – 9cm, Lá thường dai, rất nhẵn, hai mặt đều có màu nhạt.
Hoa bằng lăng mọc thành chùm đứng ở ngọn, đài có lông sát, cánh hoa có cuống, nhiều nhị, nụ hoa hình cầu màu hồng đỏ. Hoa lớn có 6 cánh, to khoảng 3cm hay hơn.
Quả nang tròn dài dạng trứng, mang lá đài xòe ra, nở thành 6 cánh, có móng ngắn, răn reo màu tím hồng( buổi sáng màu hồng sau chuyển sang màu tím vào buổi chiều).
Đặc điểm sinh thái, sinh lý:
Cây bằng lăng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác.Cây bằng lăng có khả năng chịu hạn tốt , thường trồng ngoài trời làm bóng mát. Lá màu xanh lục, rụng theo mùa nhất là vào khoảng cuối thu. Thời gian ra hoa khoảng tháng 6.
Công dụng:
Làm cây cảnh, cây bóng mát trên các đường phố, trong các công viên rất đẹp. Có thể cắt xén làm cây lùn.
Công dụng dược học:
- Bệnh thừa cân, béo phì: Thành phần axít corosolic ngoài việc giảm đường huyết còn được chứng minh là giúp làm giảm béo phì. Chiết xuất lá bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ.
Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.
- Bệnh gút: Trong lá còn chứa valoneic axít dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm axít uric trong bệnh gút. Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gút tốt hơn thuốc.
- Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.